Đàm phán thành công bằng Tiếng Anh
Một kỹ năng cơ bản trong giới kinh doanh và các môi trường khác tương tự chắc chắn là đàm phán.Trong thế giới toàn cầu hoá và đa văn hoá của chúng ta hiện nay, các kỹ năng thay đổi đáng kể, kỹ năng ngoại giao, giao tiếp và một sự tỉnh táo là rất cần thiết.
Khi chúng ta tương tác với những người đến từ những quốc gia khác nhau, điều quan trong là phải biết cách ứng xử đối với văn hoá của họ và để nhận ra và hiểu được người đối diện. Đây cũng chính là lý do tại sao hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ một số “tips” về cách đàm phán bằng Tiếng Anh cùng với một số cụm từ mà bạn có thể cảm thấy hữu ích.
Có một thái độ tích cực
Như bạn đã biết, giao tiếp không chỉ là việc sử dụng ngôn ngữ mà bao gồm cả cử chỉ và thái độ, cũng quan trọng không kém. Hãy mỉm cười và thể hiện rằng bạn luôn có thiện chí lắng nghe người đối diện. Sử dụng mẫu câu giới thiệu khiến họ cảm thấy bạn luôn coi trọng ý kiến từ họ.
Our goal today is to find a solution that suits both parties.
I am sure that today will end in a good deal for both of us.
Lắng nghe và đặt câu hỏi
Ngay trước khi đưa ra đề xuất, bạn có thể đặt một số câu hỏi để hiểu hơn về quan điểm của người mà bạn đang đàm phán mục đích để bạn có thể đưa ra một giải pháp hiệu quả cho cả hai bên. Một khi bạn đã đưa ra lời đề nghị, bạn sẽ luôn có đủ thời gian để xem xét rằng liệu có thông tin nào hữu ích để thêm vào hay điều chỉnh một chút cho lời đề nghị hay không.
What are we hoping to achieve today?
Could you be more specific?
Do you have a suggestion?
What are you proposing?
How much are you willing to compromise?
Đưa ra lời đề nghị
Một khi quan điểm của phía bên kia đã được xây dựng một cách rõ ràng, đã tới lúc bạn cần đưa ra lời đề nghị của mình. Cố gắng tìm cách cân bằng tối ưu nhất giữa những gì mà công ty bạn muốn và những kỳ vọng từ phía những người mà bạn đang thực hiện đàm phán.
From where we stand, an acceptable price would be…
Our absolute bottom line is…
We’d like to make a proposal that will hopefully benefit both sides.
How about if we …?
Từ chối lời đề nghị
Trong quá trình đàm phán, bạn có thể không mong muốn những gì bên kia đưa ra hoặc có vẻ như là những điều kiện mà bạn đưa ra không được lưu ý. Trong trường hợp này, bạn nên thể hiện một cách rõ ràng với một giọng điệu thân thiện và ngoại giao nhất có thể.
I’m afraid… it is totally out of the question.
I understand your point, but…
I am afraid that we have some reservations on that point…
I can see what you are saying, but…
I think that we could reach a better agreement.
Đưa ra thoả hiệp
Trong bất kỳ cuộc đàm phán thận trọng nào, người ta phải luôn sẵn sàng thoả hiệp. Chính là, có thể cần phải nhượng bộ với phía đối tác, luôn giữ vững được mục tiêu trong đầu.
We are ready to accept your offer, on one condition…
If you would agree to …, we could reciprocate with/by …
On the condition that you …, we could be persuaded to consider…
Chấp nhận lời đề nghị
Khi phía đối tác đưa ra một lời đề nghị mà bạn muốn, tất cả những gì bạn cần làm là thể hiện sự hài lòng.
I think that’s fair enough.
I couldn’t agree more.
I’m happy with this deal.
Kết thúc cuộc đàm phán
Để kết thúc một cuộc đàm phán, tài liệu thường được chuẩn bị có chứa những điểm quan trọng nhất của buổi thảo luận, các vòng đàm phán, và bất kỳ thoả hiệp nào được thực hiện.
Let’s look at the points we have agreed on…
Shall we sum up the main points?
Trên đây là những gợi ý thiết thực để hỗ trợ hiệu quả cho một cuộc đàm phán bằng Tiếng Anh. Bí quyết để đạt được các thoả thuận thành công, tuy nhiên, nằm ở một kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ. Nếu bạn không có nhiều thời gian, tại sao không tham gia khoá học Professional Talk (Business), một khoá học chuyên về giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh và công việc tại Yaffle English, với lịch học linh động cá nhân hoá cho chính bạn và tất nhiên là cải thiện Tiếng Anh và kỹ năng của bạn cùng với các chuyên gia của chúng tôi.